Trường Đại học Thương mại | |
---|---|
Tên tiếng Anh | Thuongmai University hoặc Vietnam University of Commerce |
Khẩu hiệu | Choose to succeed Sự lựa chọn để thành công |
Thông tin chung | |
Loại hình | Đại học công lập |
Thành lập | 1960 |
Tổ chức và quản lý | |
Hiệu trưởng | GS.TS. Đinh Văn Sơn |
Thông tin khác | |
Địa chỉ | 79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy |
Vị trí | Hà Nội, Việt Nam |
Website | tmu |
Trường Đại học Thương mại (tiếng Anh: Thuongmai University hoặc Vietnam University of Commerce) là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong khuôn khổ chương trình đánh giá các trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thương mại được xếp trong nhóm 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh.
- Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung ương.
- Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp.
- Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại.
- Năm 2015, Trường thành lập cơ sở Hà Nam.
- Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Kiểm định chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 30/03/2018, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chứng nhận Trường Đại học Thương mại đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với tỷ lệ các tiêu chí đạt yêu cầu là 85,2% (tương đương với Trường Đại học Ngoại thương, cao hơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Học viện Ngân hàng).
- Cơ sở Hà Nội: Số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Cơ sở Hà Nam: Đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay là 588 người, trong đó giảng viên cơ hữu có 3 giáo sư, 46 phó giáo sư, 61 tiến sĩ, 409 thạc sĩ và 69 giáo sư, phó giáo sư thỉnh giảng người nước ngoài. Phần lớn cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên cứu tại các nước và vùng lãnh thổ: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thuỵ Điển, Úc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan.
Hiệu trưởng nhà trường qua các giai đoạn:
Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 380.000 m². Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp nhất trong các trường đóng tại Hà Nội.
- Các giảng đường phục vụ đào tạo: Tòa nhà C (3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ, các môn chuyên ngành), Tòa nhà D (3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ và các phòng máy phục vụ môn tin học), Tòa nhà H (2 giảng đường 150 chỗ phục vụ học tập và hội thảo, 1 giảng đường hai tầng với 1.000 chỗ ngồi, phục vụ học tập và các chương trình, sự kiện), Tòa nhà G (5 tầng, các giảng đường từ 120-150 chỗ ngồi, tầng 5 là các phòng máy tính), Tòa nhà V (7 tầng, từ 60-120 chỗ ngồi). Ngoài các giảng đường, sinh viên có thể tự học, học nhóm tại các phòng thảo luận (nhà C, nhà D và nhà V), mỗi phòng có 15-20 chỗ ngồi. Tất cả giảng đường đều được trang bị hệ thống máy chiếu, quạt điện, quạt trần và điều hoà nhiệt độ. Tổng diện tích phục vụ đào tạo: 46.000m².
- Thư viện: 2 tầng, tầng 1 có phòng đọc với 150 chỗ ngồi, các phòng mượn giáo trình, photocopy tài liệu, tầng 2 có các phòng đọc sách báo, phòng đọc sách nước ngoài, phòng hội thảo. Tổng diện tích thư viện: 2.500m².
- Phòng thí nghiệm: có tổng diện tích 450m².
- Nhà xưởng thực hành: có tổng tổng diện tích 960m².
- Ký túc xá: Tòa nhà B (3 tầng, phục vụ sinh viên trong nước), Tòa nhà A (3 tầng, chủ yếu phục vụ sinh viên quốc tế). Tổng diện tích ký túc xá: 5.600m². Số chỗ ở trong ký túc xá: 1.870 chỗ.
- Sân bóng đá: Sân nhà V, sân nhà G.
- Sân bóng chuyền: Sân nhà E.
- Sân tenis: Sân Bộ môn Thể dục - Quân sự.
- Sân cầu lông: Sân nhà I, Sân ký túc xá.
Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương mại có tổng diện tích 500.000m², đóng tại đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý.
Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế thương mại tại Việt Nam. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 14 ngành với 19 chuyên ngành trình độ đại học, 3 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 3 chuyên ngành trình độ tiến sĩ.
Trình độ đại học[1]:
- Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Quản lý kinh tế (QLKT).
- Ngành Kế toán:
- Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (KTDN).
- Chuyên ngành Kế toán công (KTC).
- Ngành Quản trị nhân lực: Chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp (QTNL).
- Ngành Thương mại điện tử: Chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử (TMĐT).
- Ngành Hệ thống thông tin quản lý: Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (HTTT).
- Ngành Quản trị kinh doanh:
- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD).
- Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (TPTM).
- Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại (TTTM).
- Ngành Quản trị khách sạn: Chuyên ngành Quản trị khách sạn (QTKS).
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (DLLH).
- Ngành Marketing:
- Chuyên ngành Marketing thương mại (MAR).
- Chuyên ngành Quản trị thương hiệu (QTTH).
- Ngành Luật kinh tế: Chuyên ngành Luật Kinh tế (LKT).
- Ngành Tài chính - Ngân hàng:
- Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại (TCNH).
- Chuyên ngành Tài chính công (TCC).
- Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế (TMQT).
- Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (KTQT).
- Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại (NNA).
Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
- Chuyên ngành Quản lý kinh tế.
- Chuyên ngành Thương mại.
- Chuyên ngành Kế toán.
- Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay trên 20.000 sinh viên và học viên, trong đó:
- Trình độ đại học: khoảng 4000 sinh viên chính quy/năm.
- Trình độ thạc sĩ: khoảng 400 học viên cao học/năm.
- Trình độ tiến sĩ: khoảng 50 nghiên cứu sinh tiến sĩ/năm[2].
Tuyển sinh
- Đối với trình độ đại học hệ chính quy, nhà trường tổ chức xét tuyển dựa trên kết quả của Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo các tổ hợp môn thi A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) và D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp).
- Đối với trình độ sau đại học, nhà trường tổ chức thi tuyển sinh (đối với trình độ thạc sĩ) và xét tuyển (đối với trình độ tiến sĩ) theo 2 đợt trong năm (vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm).
- Nhà trường mở các lớp đào tạo Liên thông lên Đại học các ngành kinh tế: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính- ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Quản trị Du lịch & Lữ hành, Ngôn ngữ Anh. Liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, thường thi tuyển vào đầu năm(tháng 1, tháng 2 hàng năm)
- Các khoa trực thuộc
Trường Đại học Thương mại hiện nay bao gồm 14 khoa[3]:
- Khoa Quản trị kinh doanh (AK).
- Khoa Khách sạn - Du lịch (BV).
- Khoa Marketing (CT).
- Khoa Kế toán - Kiểm toán (D).
- Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (E).
- Khoa Kinh tế - Luật (FP).
- Khoa Tài chính - Ngân hàng (H).
- Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử (SI).
- Khoa Tiếng Anh (N).
- Khoa Quản trị Nhân lực (U).
- Khoa Đào tạo Quốc tế (Q).
- Khoa Lý luận chính trị (M).
- Khoa Sau đại học.
- Khoa Tại chức.
Trung tâm và tạp chí trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]
- Trung tâm Thông tin Thư viện.
- Trung tâm Công nghệ Thông tin.
- Trung tâm Dịch vụ.
- Trung tâm Thương hiệu.
- Trung tâm Hướng nghiệp sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp.
- Trung tâm Thương mại điện tử (thuộc Khoa Thương mại điện tử).
- Trung tâm Ngoại ngữ Smartlearn (thuộc Khoa Tiếng Anh, bồi dưỡng tiếng Anh).
- Trung tâm Ngoại ngữ quốc tế CILA (thuộc Khoa Đào tạo quốc tế, bồi dưỡng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc).
- Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn Kế toán - Kiểm toán (thuộc Khoa Kế toán - Kiểm toán).
- Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn Kinh tế - Luật (thuộc Khoa Kinh tế - Luật).
- Tạp chí Khoa học Thương mại: 2 tháng/số, xuất bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn cử nhân kinh tế, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế; bồi dưỡng nhiều cán bộ quản lý kinh tế cho ngành thương mại và các ngành khác, đã trực tiếp thực hiện và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp được Nhà nước, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao.
Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thương mại đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như:
Nhiều sinh viên của Trường Đại học Thương mại sau khi tốt nghiệp đã giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, trong các cơ quan, doanh nghiệp lớn:
- GS.TS. Nguyễn Thị Doan: nguyên Phó Chủ tịch nước, cựu sinh viên, giảng viên, nguyên hiệu trưởng nhà trường.
- GS.TS. Phạm Vũ Luận: nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cựu sinh viên, giảng viên Khoa Kinh tế - Luật (chuyên ngành Kinh tế thương mại), nguyên hiệu trưởng nhà trường.
- GS.TS. Phan Văn Tiệm: nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước.
- PGS.TS. Nguyễn Bích Đạt: nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- TS. Nguyễn Quanh Quýnh: nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
- PGS.TS. Đinh Văn Thành: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, cựu sinh viên.
- GS.TS. Lê Năm: Viện trưởng Viện Bỏng Quốc gia, cựu sinh viên.
- TS. Vũ Thành Tự Anh: Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - Chương trình liên kết giữa Harvard University và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cựu sinh viên.
- PGS.TS. Lệ Quân: Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động, TB&XH cựu sinh viên, giảng viên
- Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Giám đốc công an TP Hà Nội, Cựu sinh viên của trường
- nguyễn vân
No comments:
Post a Comment