Thursday, October 25, 2018

Bảo Thy – Wikipedia tiếng Việt


Bảo Thy tên thật là Trần Thị Thúy Loan (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1988) là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, người dẫn chương trình và diễn viên điện ảnh người Việt Nam[1]. Cô được biết đến sau khi lọt vào top 10 người đẹp nhất theo bình chọn của trò chơi trực tuyến Võ Lâm Truyền Kỳ năm 2006 và là thí sinh gây ấn tượng nhất trong đêm Gala Miss Audition 2007[2]. Cô được xem là một trong số những ca sĩ đầu tiên và thành công nhất của dòng nhạc teen pop nói riêng, phong trào ca sĩ nối tiếng từ thế giới mạng nói chung.[3]





Bảo Thy sinh ra trong một gia đình gồm ba người con. Cô còn có tên thân mật là Lona. Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã theo học thanh nhạc và piano tại Trường tư thục âm nhạc Suối Nhạc trong hai năm học lớp 7 - 8, tham gia phong trào văn nghệ dành cho học sinh-sinh viên[4][5]. Cô cũng từng là thành viên của nhiều nhóm nhạc tuổi thiếu niên như Sao Băng, Blue stars, SBS, Angels,... nhưng không gây được chú ý nào đáng kể.[4]


2006–2007: Nổi tiếng từ thế giới mạng[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2006, Bảo Thy tham gia một cuộc thi bình chọn gương mặt đại diện cho trò chơi trực truyến Võ Lâm Truyền Kỳ trên website của Vinagame, lọt vào nhóm 10 thí sinh có số phiếu bình chọn cao nhất và đoạt danh hiệu là một trong "Thập đại mỹ nhân Võ lâm truyền kỳ". Sau cuộc thi này, Bảo Thy cùng với Hải Yến (hai người có số phiếu bình chọn cao nhất) đã nhận được lời mời từ đạo diễn Quang Dũng tham gia bộ phim điện ảnh Võ Lâm Truyền Kỳ do Hãng phim Phước Sang thực hiện. Tuy nhiên sau đó, việc đóng phim của Bảo Thy đã không trở thành hiện thực.[6]

Giữa năm 2006, Bảo Thy tham dự cuộc thi Miss Audition, một cuộc thi sắc đẹp dành cho những người tham gia trò chơi điện tử Audition. Sau đó, cô lọt vào danh sách 10 thí sinh đẹp nhất. Trong đêm trao giải tại Hà Nội, Bảo Thy đã cùng nam ca sĩ Vương Khang trình bày 2 ca khúc nhạc hiệu của Audition do cô viết lời Việt mang tên 10 MinutesPlease Tell Me Why, tiết mục song ca này liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng trên các trang mạng âm nhạc tại Việt Nam[7]. Với thành công từ cuộc thi này, Bảo Thy đã từ bỏ kế hoạch sang Hoa Kỳ du học và lựa chọn con đường trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp.[5]

Cuối năm 2007, Bảo Thy nhận được lời mời tham gia thực hiện chương trình Hành trình âm nhạc với vai trò là người dẫn chương trình. Đây là một chương trình truyền hình thực tế dựa theo phiên bản cùng tên của Hàn Quốc. Ít lâu sau, Bảo Thy tiếp tục đảm nhận công việc làm MC cho nhiều gameshow và chương trình khác như Nào ta cùng hát, Hành trình kết nối những trái tim, Album vàng[8][9], v.v.... Tuy nhiên, đã có ý kiến cho rằng Bảo Thy không phù hợp với vai trò này bởi chất giọng mỏng cùng gương mặt thiếu biểu cảm trong việc dẫn chương trình.[10]

Một thời gian sau, Bảo Thy cho ra mắt một loạt ca khúc mới như Sorry, Vẫn ngỡ như là, Xin đừng xát muối trái tim em, Công chúa bong bóng... Cùng với việc tham gia những chương trình lớn như "Âm nhạc của tôi", "Giai điệu tình yêu Coolshow", "Sự kiện của Sfone", "Sự kiện của Cyworld", các chương trình trên truyền hình,... Tên tuổi của cô bắt đầu được biết đến nhiều hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ.[3]


2008: Ngôi nhà hoa hồngCó bao giờ... em sai[sửa | sửa mã nguồn]


Bên cạnh đó, sự kết hợp của Bảo Thy với nam ca sĩ Quang Vinh cũng đã gây được đánh giá khá tốt, nổi bật nhất là sự thành công của ca khúc song ca "Ngôi nhà hoa hồng". Ngày 14 tháng 2 năm 2008, Bảo Thy cùng Quang Vinh cho ra mắt một CD song ca mang tên Ngôi nhà hoa hồng với 7 ca khúc bao gồm 3 bài song ca và 4 ca khúc hát đơn do mỗi người thể hiện. Album khi phát hành trên thị trường đã được tái bản đến lần thứ 4 và tất cả các ca khúc trong album đều lọt vào top những bảng xếp hạng âm nhạc trong nước.[4]

Bảo Thy còn là gương mặt đại diện của laptop mini Eee PC của hãng ASUS[11], đại sứ thiện chí cho dòng điện thoại di động mới của Samsung, gương mặt quảng cáo cho Rexona.

Ngày 2 tháng 6 năm 2008, để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 của mình, Bảo Thy đã tổ chức một buổi diễn mang tên "Balloon Party", buổi biểu diễn đã có hơn 400 khán giả mà đa phần là giới trẻ tham dự, và còn có sự góp mặt của một số ca sĩ khách mời như Quang Vinh, Vương Khang, ban nhạc 2B.[11]

Ngày 8 tháng 8 năm 2008, Bảo Thy cho ra mắt album đầu tay của mình mang tên Có bao giờ... em sai, gồm 8 ca khúc trong đó có 5 ca khúc nhạc Việt và 3 ca khúc nhạc nước ngoài do Bảo Thy và nhạc sĩ Thiên An viết lời Việt. Album do Saigon Media phát hành trên toàn quốc[4]. Trong thời gian thực hiện album, Bảo Thy tiếp tục nhận được lời mời giữ vai nữ chính trong phim Nữ sinh quý tộc do đạo diễn Lê Hoàng và Hãng phim Thiên Ngân thực hiện. Tuy nhiên sau đó, dự án làm bộ phim này đã không được tiếp tục thực hiện.[5][12]


2009–2011: Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Ký ức của mưaSpecial Album[sửa | sửa mã nguồn]


Tháng 4 năm 2009, Bảo Thy cho ra mắt một ca khúc mới mang tên "Thiên thần trong truyện tranh" (The Show của Lenka) làm ca khúc chủ đề cho chiến dịch từ thiện giúp đỡ trẻ em Trường chuyên biệt Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một số sản phẩm thủ công do các trẻ em chậm phát triển của Trường Gia Định đã được Bảo Thy tổ chức bán đấu giá trong các buổi biểu diễn trước công chúng[13]. Cũng trong thời gian này, Bảo Thy có dự định phát hành một mini CD mang tên The collection of Bao Thy, bao gồm 4 ca khúc nhạc nước ngoài (nhạc tiếng Hoa, nhạc tiếng Triều Tiên và nhạc tiếng Anh) do cô cùng Vương Khang và Tú Trung viết lời Việt[14]. Tuy nhiên, đến tháng 6 cùng năm, dự định phát hành Mini CD này của cô đã không trở thành hiện thực. Thay thế cho việc này sẽ là một kế hoạch tập trung vào những ca khúc nhạc thuần Việt của Bảo Thy.[15]

Vào năm 2009, Bảo Thy tham gia đóng vai chính Britney Bích trong phim Công chúa teen và ngũ hổ tướng do hãng phim Phước Sang sản xuất với kinh phí 6 tỷ đồng[16]. Vai diễn này đã giúp cô giành giải thưởng "Diễn viên triển vọng" tại Cánh diều vàng 2009.[17]

Tháng 7 năm 2010, Bảo Thy phát hành album vol.2 với tựa đề: Ký ức của mưa. Album gồm 9 ca khúc và 3 bonus tracks của các nhạc sĩ Sĩ Luân, Bảo Thạch,... trong đó có 2 sáng tác của chính Bảo Thy[18]. Album với nhiều bản hit được yêu thích đã tiếp tục giúp cô gặt hái được nhiều thành công, trong đó có giải thưởng "Album Vàng" dành cho "Album được yêu thích nhất tháng" do khán giả bình chọn (tháng 8/2010)[19], và 3 giải Zing Music Awards[20]. Tháng 12 cùng năm, Bảo Thy phát hành đĩa đơn đầu tiên của mình mang tên First Single, với 3 ca khúc mang 2 phong cách đối lập: Đa nghi sôi động trẻ trung bên cạnh Gạt đi nước mắtTrở lại (hát cùng Quang Vinh) do chính Bảo Thy sáng tác lại nhẹ nhàng với những buồn vui trong tình yêu.

Tháng 11 năm 2011, Bảo Thy chính thức cho ra mắt Special Album. Đây là một album hoàn chỉnh với 7 ca khúc hoàn toàn mới và 3 bài hát đã được phát hành online trước đó, trong đó có 3 bài hát được Thy cover lại, gồm: Vì một người (Ưng Đại Vệ), Không như lời anh nói (Nguyễn Quang Hưng – LK) và Nơi đó (Kiên Trần) bên cạnh một bản nhạc quốc tế - Everytime I Look Into Your Eyes. Tuy nhiên, video ca nhạc của ca khúc chủ đề trong Special Album - "Ngày Vắng Anh" đã bị báo chí và những người hâm mộ nhạc Hàn Quốc cho rằng cô đạo ý tưởng MV của một ca sĩ Hàn Quốc nổi tiếng là HyunA. Mặc dù phim ca nhạc "Ngày vắng anh" của cô được cho là sao chép ý tưởng Bubble pop của HyunA nhưng bài hát thể hiện trong phim ca nhạc hoàn toàn là của cô. Khi các báo chí đưa tin về việc này, số người tò mò xem "Ngày vắng anh" trên Youtube tăng vọt lên tới 400.000 cho đến giữa tháng 10. Tuy vậy, tại cùng thời điểm, Bubble pop của HyunA đã vượt hơn 36 triệu lượt xem, gấp 90 lần. Tờ báo Allkpop nói thêm: "Bubble Pop của HyunA đã chứng minh được tính phổ biến quốc tế khi một ca sĩ Việt Nam nhận được nhiều chú ý sau khi đạo lại ca khúc này".[21]


2012–nay: Gia sư nữ quái, Remix New Generation và các phát hành đĩa đơn[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2012, hai năm sau Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Bảo Thy tiếp tục thử sức với điện ảnh qua bộ phim Gia sư nữ quái trong vai Huỳnh Mai, con gái một đại ca xã hội đen ở Sài Gòn[22]. Về lĩnh vực âm nhạc, khoảng thời gian 2012 đến 2013 về sau, cô chỉ phát hành vài đĩa đơn nhỏ lẻ, ít hoạt động vì theo lời Bảo Thy chia sẻ: cô đã gặp những chuyện không hay trong nghề nghiệp, đi hát chỉ là để "trả nợ" tình cảm của fan.[23]

Năm 2014, cô đánh dấu sự trở lại của mình trong làng nhạc Việt bằng liveshow "Tôi tỏa sáng" số 2, hợp tác cùng ca sĩ Cao Thái Sơn và MV "Single Lady" phát hành vào cuối năm.

Tháng 1 năm 2015, bài hát "Càng khó càng yêu" - một bài hát nhạc ngoại lời Việt từ bài hát trong phim "Sứ đồ hành giả" của TVB do Bảo Thy trình bày đã nhận được sự chú ý từ báo chí Trung Quốc khi được nam diễn viên TVB Thẩm Chấn Hiên (đóng vai Kobe trong phim Sứ đồ hành giả) và ca sĩ Ngô Nhược Hy (người hát phiên bản gốc của bài hát) dành nhiều lời khen ngợi[24]. Cuối năm 2015 Bảo Thy cho ra mắt MV "I'm sorry babe", ca khúc mang âm hưởng chill-pop rất lạ tai, đánh dấu sự trở lại và nhận được phản hồi tích cực từ khán giả. Ngoài ra cô còn nhận được giải "Sự trở lại ấn tượng" của YAN VPOP 20. Đầu năm 2016 cô tiếp tục ra một single mang tên "Con tim anh nằm đâu", ca khúc này liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc hàng đầu Việt Nam. Giữa năm cô phát hành 2 ca khúc do chính mình sáng tác là "Lonely" và "Quay lưng đi", cả hai ca khúc ballad này lại một lần nữa thành công.[cần dẫn nguồn]

Đầu năm 2017, Bảo Thy tham gia Hòa âm Ánh sáng (mùa 3). Sau 4 tháng tham gia, cô chính thức trở thành Quán quân Hòa âm Ánh sáng (mùa 3).



Nghi ngờ phẫu thuật thẩm mỹ[sửa | sửa mã nguồn]


Vụ việc bắt đầu khi một tấm hình chụp gương mặt Bảo Thy được một blogger đăng trên blog Yahoo! 360°. Nhiều người tỏ ý nghi ngờ về việc Bảo Thy đã làm phẫu thuật thẩm mỹ[1][7]. Bảo Thy khẳng định cô chưa từng đi phẫu thuật thẩm mỹ và cho rằng mình còn quá trẻ để làm việc này[25]. Về tấm hình, cô cho biết nó được chụp theo dạng sticker, khi chụp cô đang trong quá trình niềng răng và khuôn mặt của Bảo Thy trong tấm hình đã được cố ý làm xấu chỉ để đùa giỡn. Một thời gian sau, blogger đã đưa tấm hình và những thông tin cá nhân của Bảo Thy lên Internet bị phát hiện danh tính, người này sau đó đã phải viết bài đính chính cho những thông tin đã đăng trên blog của mình.[1]


Tranh cãi về tác quyền ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]


Trong năm 2008, đã có nhiều thông tin cho rằng một số bài hát nhạc ngoại lời Việt do Bảo Thy từng trình bày như 10 phút, Please tell me why, Sorry, Vẫn ngỡ như là,... đã vi phạm tác quyền sử dụng vì chưa xin phép tác giả hay được gọi dưới cái tên "đạo nhạc"[25][26][27]. Thậm chí đã có người sáng tác hẳn một ca khúc với phần lời khuyên Bảo Thy đừng "đạo nhạc"[28]. Tuy nhiên, nói về việc này, Bảo Thy cho rằng cô không phải là người trực tiếp liên hệ với tác giả của bài hát mà thông qua Vương Khang, đồng thời khẳng định những ca khúc trên đều đã được mua bản quyền đầy đủ và sẵn sàng công khai bản hợp đồng mua tác quyền ca khúc[27]. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Bảo Thy sử dụng quá nhiều các ca khúc của nước ngoài và điều này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sự nghiệp âm nhạc của cô[3]. Một thời gian sau, Bảo Thy hoãn kế hoạch ra Mini CD bao gồm tuyển tập các ca khúc nhạc ngoại lời Việt, và cho biết sẽ tập trung hẳn vào các sáng tác thuần Việt.[15]

Ngày 4 tháng 10 năm 2009 tại Hà Nội, trong một cuộc họp báo trước chương trình hòa nhạc Hennessy. Ca sĩ Lenka, tác giả của ca khúc "The Show" (bản tiếng Việt: Thiên thần trong truyện tranh) đã đề cập đến thông tin ca sĩ Bảo Thy đã sử dụng bài hát của cô mà không hề xin phép. Trả lời phỏng vấn một tờ báo, cô nói: "Tôi thích ý tưởng chuyển ngữ bài hát, nhưng tôi không biết cô ấy làm gì với bài hát của tôi. Nếu cô ấy dùng nó để kiếm tiền thì không được hay lắm".[29]

Trước những thông tin trên, Bảo Thy cho biết bài hát đã được đơn vị phát hành - Bến Thành Audio - Video xin giấy phép chấp thuận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời thanh toán tiền tác quyền thông qua Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Tuy nhiên, theo giám đốc của trung tâm này, với những thủ tục trên, ca sĩ Bảo Thy chỉ có thể sử dụng ca khúc trong album "The collection of Bao Thy" (đã bị dừng lại từ tháng 6 năm 2009) và cô sẽ phải xin phép thêm nếu đem ra biểu diễn[30]. Thế nhưng bài hát này không chỉ được Bảo Thy đem vào album trên mà còn nhiều lần trình bày trong liveshow "Night of 9" của nhóm Mây Trắng, chương trình iMusic Top Hits của iTV mà còn trong đêm chung kết trao giải cuộc thi Ngôi sao tuổi teen Việt Nam 2009.



Ngoài nghệ danh Bảo Thy, cô còn sử dụng một nghệ danh khác là Lona, đây là cách viết đảo vị trí của chữ Loan - tên thật của cô.

Trong quá trình tham gia cuộc thi Miss Audition, Bảo Thy sử dụng cái tên Trần Thy Loan. Đây cũng là ý tưởng cho nghệ danh Bảo Thy sau này.[1]




Album phòng thu[sửa | sửa mã nguồn]


  • Ngôi nhà hoa hồng (2008)

  • Có bao giờ... Em sai (2008)

  • Ký ức của mưa (2010)

  • Special Album (2011)

Single[sửa | sửa mã nguồn]


  • First Single (2010)

  • Mất Anh Bởi Tất Cả Những Thứ Em Cho (2012)

  • My Emotion (2012)

  • The G-invasion (2012)

  • Gia sư nữ quái OST (2012)

  • Lưng Chừng Hạnh Phúc (2013)

  • Để Hôn Anh Lần Cuối (2014)

  • Đừng Níu Kéo Giấc Mơ (2014)

  • Single Lady (2014)

  • Chỉ đắng cay ở lại (2015)

  • I'm Sorry Babe (2015)

  • Con tim anh nằm đâu (2016)

  • Quay lưng đi (2016)

  • Give me your love (2016)

  • Yêu nhau dài lâu (2016)

  • I Love You (2016)

  • Lollipop (2016)

  • Là con gái phải xinh (2017)

  • Yêu anh yêu bình yên (2017)

  • Thử Yêu Rồi Biết OST (2018)

Sản phẩm âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]




  • Năm 2008 – 2011: Vai trò MC
  1. Hành trình âm nhạc

  2. Nào ta cùng hát

  3. Hành trình kết nối những trái tim

  4. Album vàng
  1. Đọ sức âm nhạc

  2. Một phút để chiến thắng
  • Năm 2014: Tôi dám hát

  • Năm 2015:
  1. Ca sĩ giấu mặt

  2. Hi! Idol

  3. Hello
  1. Siêu mẫu nhí – Giám khảo

  2. Một trăm triệu một phút

  3. Giọng ải giọng ai

  4. Siêu bất ngờ



Rollán – Wikipedia tiếng Việt


Rollán, Tây Ban Nha

Hình nền trời của Rollán, Tây Ban Nha


Término municipal de Rollán.svg

Rollán, Tây Ban Nha trên bản đồ Thế giới
Rollán, Tây Ban Nha

Rollán, Tây Ban Nha

Quốc gia
 Tây Ban Nha
Cộng đồng tự trị
Castile và León
Tỉnh
Salamanca
Đô thị
Rollán
Thủ phủ
Rollán sửa dữ liệu
Diện tích
 • Tổng cộng
22 km2 (8 mi2)
Dân số (2004)
 • Tổng cộng
553
 • Mật độ
25,1/km2 (650/mi2)
Múi giờ
CET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)
CEST (UTC+2)
Mã bưu chính
37447 sửa dữ liệu

Rollán là một đô thị ở tỉnh Salamanca, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số năm 2004 của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha, đô thị này có dân số 553 người.


==Tham khảo==



Tọa độ: 40°58′B 5°55′T / 40,967°B 5,917°T / 40.967; -5.917






Barceo – Wikipedia tiếng Việt


Barceo
Barceo

Hình nền trời của


Vị trí của Barceo
Vị trí của Barceo

Barceo trên bản đồ Thế giới
Barceo
Quốc gia
 Tây Ban Nha
Vùng
Vùng
Tỉnh
Salamanca
Quận (comarca)
La Ramajería
Diện tích
 • Đất liền
21,13 km2 (816 mi2)
Độ cao
720 m (2,360 ft)
Dân số (INE 2008)
 • Tổng cộng
59
 • Mật độ
2,79/km2 (720/mi2)
Múi giờ
CET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)
CEST (UTC+2)
Mã bưu chính
37215
Số khu dân cư
Barceíno

Barceo là một đô thị ở tỉnh Salamanca, phía tây Tây Ban Nha, cộng đồng tự trị Castile-Leon. Đô thị này có cự ly 74 kilômét so với tỉnh lỵ Salamanca và có dân số 58 người. Đô thị này có diện tích 21,13 km².

The village lies 720 mét trên mực nước biển.

Mã số bưu chính là 37215.

Tọa độ: 41°04′B 6°27′T / 41,067°B 6,45°T / 41.067; -6.450










Ledesma, Salamanca – Wikipedia tiếng Việt


Ledesma, Salamanca
Ledesma

Hình nền trời của

Hiệu kỳ của
Hiệu kỳ

Vị trí của Ledesma
Vị trí của Ledesma

Ledesma, Salamanca trên bản đồ Thế giới
Ledesma, Salamanca
Quốc gia
 Tây Ban Nha
Vùng
Vùng
Tỉnh
Salamanca
Quận (comarca)
Comarca de Ledesma
Chính quyền
 • Thị trưởng
José Prieto González (PP)
Diện tích
 • Đất liền
141,22 km2 (5,453 mi2)
Độ cao
780 m (2,560 ft)
Dân số (INE 2007)
 • Tổng cộng
1.876
 • Mật độ
13,28/km2 (3,440/mi2)
Múi giờ
CET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)
CEST (UTC+2)
Mã bưu chính
37100
Tọa độ
41°5′15″B 6°0′0″T / 41,0875°B 6°T / 41.08750; -6.00000Tọa độ: 41°5′15″B 6°0′0″T / 41,0875°B 6°T / 41.08750; -6.00000
Tên gọi dân cư
Ledesmino/a
Thánh bảo trợ
Nuestra Señora del Carmen
Trang web
ayuntamientodeledesma.com

Ledesma là một đô thị ở tỉnh Salamanca (Tây Ban Nha). Theo điều tra dân số năm 2003, đô thị này có 1.882 dân (944 nam giới, 938 nữ giới), diện tích là 14,122 km². Đô thị này nằm ở khu vực có độ cao 730 m trên mực nước biển. Mã số bưu chính là.

Trong thời La Mã Cổ đại, thành phố này có tên là Bletisa.
Tọa độ: 41°05′B 5°59′T / 41,083°B 5,983°T / 41.083; -5.983{{#coordinates:}}: một trang không thể chứa nhiều hơn một thẻ chính










Martinamor – Wikipedia tiếng Việt


Martinamor, Tây Ban Nha

Hình nền trời của Martinamor, Tây Ban Nha


Término municipal de Martinamor.svg

Martinamor, Tây Ban Nha trên bản đồ Thế giới
Martinamor, Tây Ban Nha

Martinamor, Tây Ban Nha

Quốc gia
 Tây Ban Nha
Cộng đồng tự trị
Castile và León
Tỉnh
Salamanca
Đô thị
Martinamor
Diện tích
 • Tổng cộng
23 km2 (9 mi2)
Dân số (2004)
 • Tổng cộng
69
 • Mật độ
3,0/km2 (80/mi2)
Múi giờ
CET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)
CEST (UTC+2)
Mã bưu chính
37891 sửa dữ liệu

Martinamor là một đô thị ở tỉnh Salamanca, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số năm 2004 của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha, đô thị này có dân số 69 người.





Tọa độ: 40°48′B 5°36′T / 40,8°B 5,6°T / 40.800; -5.600


Voisins-le-Bretonneux – Wikipedia tiếng Việt














Voisins-le-Bretonneux
 Hôtel de ville



Hệ tọa độ
48° 45’ 33’’ nord 02° 03’ 06’’ est
Hành chính
Quốc giaQuốc kỳ Pháp Pháp
Vùng
Île-de-France
Tỉnh
Yvelines
Quận
Quận Rambouillet
Tổng
Tổng Chevreuse
Liên xã
Communauté d'agglomération de Saint-Quentin-en-Yvelines
Xã (thị) trưởng
Alexis Biette
(2008-2014)
Thống kê
Độ cao
145–169 m (476–554 ft)
(bình quân 165 m/541 ft)
Diện tích đất12,38 km2 (0,92 sq mi)
INSEE/Mã bưu chính
78688/ 78960

Voisins-le-Bretonneux là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Yvelines trong vùng Île-de-France.

Người dân ở đây trong tiếng Pháp gọi là Vicinois.




Voisins-le-Bretonneux nằm ở phía đông tỉnh Yvelines, cự ly 10 km về phía tây nam Versailles. Voisins-le-Bretonneux cùng với 6 xã khác (Elancourt, La Verrière, Magny-les-Hameaux, Montigny-le-Bretonneux, Trappes-en Yvelines và Guyancourt) cấu thành vùng thành thị Saint-Quentin-en-Yvelines, thành phố nghệ thuật và lịch sử[1]. Các xã giáp ranh: Guyancourt về phía đông bắc, Magny-les-Hameaux về phía nam và Montigny-le-Bretonneux về phía tây bắc.














































































Danh sách các thị trưởng
Giai đoạn
Tên
Đảng
Tư cách
2001

Alexis Biette
{{{Parti}}}
-
2001
2001
Émile Alarcon
{{{Parti}}}
-
1995
2001
Alexis Biette
{{{Parti}}}
-
1979
1995
René Vandamme
{{{Parti}}}
-
1965
1979
Maurice Laure
{{{Parti}}}
-
1959
1965
Eugène Fleuré
{{{Parti}}}
-
1945
1959
Raymond Decauville
{{{Parti}}}
-
1921
1945
Auguste Buret
{{{Parti}}}
-
1900
1921
Alphonse Decauville
{{{Parti}}}
-
1875
1900
Georges Favry
{{{Parti}}}
-
1871
1874
Hippolyte Neveu
{{{Parti}}}
-
1845
1871
François Favry
{{{Parti}}}
-
1835
1845
Pierre Corron
{{{Parti}}}
-
1829
1835
Germain Favry
{{{Parti}}}
-
1819
1829
Claude Daix
{{{Parti}}}
-
1816
1819
Georges Monget
{{{Parti}}}
-
1813
1816
Claude Daix
{{{Parti}}}
-
1791
1813
François Douville
{{{Parti}}}
-

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]



  1. ^ Nguồn: Villes et Pays d'Art et d'Histoire


Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


  • Voisins-le-Bretonneux, Trang mạng chính thức

  • Vue aérienne de la commune de Voisins-le-Bretonneux trên trang mạng của IAURIF

  • Voisins-le-Bretonneux trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia

  • Voisins-le-Bretonneux trên trang mạng của INSEE

  • Plan d'intendance de la paroisse de Voisins-le-Bretonneux sur le site des archives des Yvelines

Bản mẫu:Tổng Chevreuse