Atyrau (các chuyển ngữ khác: Aterau, Atirau, Atyraw, Atirav, Atiraw, tiếng kazakh: Атырау, tên cũ từ 1708 tới 1992: Guryev hoặc Guriev) là một thành phố ở Kazakhstan và là tỉnh lỵ của tỉnh Atyrau, cách Almaty 2.700 km về phía tây và cách thành phố Astrakhan (của Nga) 350 km về phía đông. Atyrau có 154.100 cư dân (thống kê vào 1 tháng 1 năm 2007) trong đó 90% là người Kazakhs, số còn lại phần lớn là người Nga và các nhóm dân tộc thiểu số khác như người Tatar, người Ukraina.
Atyrau - cùng với Aktau - là những thành phố cảng chính của Kazakhstan. Thành phố Atyrau nằm ở châu thổ sông Ural, bên bờ Biển Caspi và ở độ sâu khoảng 20 m dưới mực nước biển. Vì có sông Ural chia đôi nên nhiều người coi thành phố này nửa Âu nửa Á vì sông Ural thường được coi là biên giới giữa châu Âu và châu Á.
Atyrau có 1 pháo đài bằng gỗ do thương gia người Nga "Mikhaylo Guryev" quê ở Yaroslavl (chuyên buôn bán với thành phố Khiva và Bukhara của Uzbekistan) xây dựng năm 1645 ở cửa sông Ural (thời đó gọi là sông Yaik). Pháo đài này - tên là Nizhny Yaitzky gorodok (Lower Yaik Fort) - đã bị các người Cossack vùng Ural cướp phá. Sau đó gia đình Guryev đã xây lại bằng đá (1647-1662).
Sa hoàng Alexis I (1629-1676 lịch Julius) đã gửi 1 đội ngự lâm quân Streltsy tới bảo vệ pháo đài, nhưng cũng bị người Cossack do Stenka Razin lãnh đạo đánh chiếm thành phố năm 1667 và 1668. Pháo đài dần dần mất ý nghĩa chiến lược và bị phá hủy năm 1810.
Năm 1979 người ta đã tìm thấy mỏ dầu khí ở "Tenguiz", cách Atyrau 350 km về phía nam, ước tính trữ lượng khoảng hơn 9 tỷ thùng dầu và số lượng lớn khí đốt. Việc khai thác dầu khí được trao cho 1 công ty hỗn hợp giữa công ty Chevron (Hoa Kỳ) và ExxonMobil của nhà nước Kazahkstan. Công ty khai thác dầu khí này đặt bản doanh ở Atyrau, khiến cho thành phố này trở nên sung túc. Nhiều tiệm bán hàng, khách sạn và cả chục sòng bạc đã mọc lên, làm cho thành phố trở thành hiện đại. Atyrau cũng có 1 sân bay ở gần.
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Atyrau |
No comments:
Post a Comment