Cỡ đạn: 7,62mm NATO (.308 win) Hoạt động: Nặng: 4,5kg Chiều dài : 1023 mm Chiều dài nòng: 450 mm(315mm đối với phiên bản G3KA4) Băng đạn: 20 viên Vào giữa thập niên 50 của thế kỷ 20, cũng giống như các nước NATO, Tây Đức phải giáp mặt với nhu cầu vũ trang lại quân đội theo tiêu chuẩn NATO, trong đó có việc thay thế 1 loại súng carbine mới sử dụng cỡ đạn 7,62x51 mm chuẩn NATO. Ban đầu người Đức rất thích súng trường FN FAL và chấp nhận sử dụng nó trong quân đội dưới cái tên G1 vào năm 1956. Do Bỉ không cấp giấy phép cho Đức sản xuất hàng loạt khẩu FAL nên người Đức quay lại mua giấy phép sản xuất mẫu súng trường của công ty CETME Tây Ban Nha là khẩu CETME mod A. Sau khi mua giấy phép sản xuất thành công, Tây Đức giao quyền sản xuất loại súng mới này cho công ty Heckler & Koch (HK) có trụ sở tại Oberndorf. HK đã chỉnh sửa lại mẫu thiết kế của công ty CETME và đến năm 1959, mẫu súng trường mới được Bundeswehr (quân đội Tây Đức) chính thức đưa vào sử dụng với cái tên G3 (súng trường Gewehr 3). Từ đó cho đến năm 1995 với nhiều phiên bản khác nhau, G3 được sử dụng phổ biến không chỉ trong lực lượng vũ trang Đức mà còn ở các quốc gia khác như Hy Lạp, Iran, Mexico, Na Uy, Pakistan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ ... . Tổng cộng đã có hơn 50 nước trang bị G3 cho quân đội của mình . Nguyên nhân thành công của G3 là nhờ thiết kế giản đơn và giá thành lại rẻ hơn nhiều so với FN FAL của Bỉ và M14 của Mỹ. Mặc dù G3 đã ngừng sản xuất nhưng ảnh hưởng của nó lại không hề nhỏ đối với nền công nghiệp vũ khí cá nhân. Từ thiết kế của G3, HK đã chế tạo các loại súng nổi tiếng thế giới tiêu biểu là tiểu liên MP-5 và súng bắn tỉa PSG-1. G3 là 1 khẩu súng rất hiệu quả trên chiến trường, có độ tin cậy cao, giá thành không đắt và có được sử dụng rộng rãi.Điểm khác biệt của G3 và CETME là G3 rút ngắn nòng. Điểm này làm súng nhẹ, giật nhẹ, tăng khả năng xung phong, khắc phục nhược điểm dở dang của NATO 7,62x51. Súng G3 có hai phiên bản nòng dài 450 mm và 315mm(450mm là phiên bản đầu, bằng CETME MOD A, Stgw.75 của SIG dùng đạn này nòng dài 505 mm) . Đạn NATO nặng không mang được nhiều, nhưng nếu không tính đến điều đó thì súng giật không mạnh lắm Một nhược điểm nữa là, G3 là sản phẩm của một tù binh. Lúc đó, vì các con lăn tốt, thì FN FAN thô mộc cổ lỗ mới hoành tráng được. Thiếu khả năng xuất khẩu công nghệ Đức, các loại súng dùng máy này phổ biến hẹp và cũng không thống nhất. CETME được Tây Ban Nha dùng, đạn NATO 7,62x51. SIG 510 dùng nhiều loại đạn. Phiên bản đạn NATO 4,3kg, súng này có nòng dài hơn nhưng nhẹ G3, cũng được xuất khẩu và được một vài nước dùng cho các lực lượng vũ trang, nhưng không nhiều. SIG có phiên bản đạn hạng nặng 7,5mm Thụy Sỹ, đạn 7,62x39 Phần Lan, (hình dáng giống hệt đạn AK kiểu M43 ) Mọi phiên bản của G3 đều có thể gắn giá 2 chân và ống nhắm. Các phiên bản dài có thể gắn thêm lưỡi lê hoặc sử dụng ống phóng lựu bằng nòng súng.
No comments:
Post a Comment